Làm thế nào để nói chuyện với con bạn ở mỗi lứa tuổi (Phần 1: 0 – 8 tuổi)

Một đứa trẻ từ khi mới sinh ra thường phụ thuộc và luôn cần sự giúp đỡ của gia đình, cha mẹ. Và mối liên kết này có xu hướng phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Nhưng một ngày nọ, con bạn trở nên độc lâp và muốn tìm kiếm thế giới của riêng mình, cha mẹ có thể sẽ lạc lõng và không biết cách giao tiếp với con mình khi đột nhiên trưởng thành.

Bởi mỗi độ tuổi của trẻ đều đẹp và đầy thức thách riêng của nó, đó là lúc công việc của những bậc làm cha mẹ sẽ được phát huy tối đa. Vì vậy, chúng tôi muốn chia sẻ một số lời khuyên để giúp cha mẹ có thể giao tiếp thành công với con ở mọi lứa tuổi.

0-2 tuổi: Tạo kết nối cảm xúc và giúp con khám phá thế giới.

Trẻ em ở độ tuổi này tăng trưởng về thể chất và phát triển các kỹ năng mới rất nhanh, vì vậy chúng cần được cha mẹ giúp đỡ để thích nghi với thế giới. Chúng có thể giao tiếp nhu cầu của mình một cách rất hạn chế: các chuyên gia nói rằng trẻ em thường có thể sử dụng khoảng 50 từ khi bé 2 tuổi và dùng tiếng khóc như là một phương tiện giao tiếp chính.

Bé ở giai đoạn này rất thích được tiếp xúc và vận động cơ thể, đây cũng là cách giúp chúng bình tĩnh và tạo điều kiện cho sự phát triển. Thông qua sự tương tác cùng với người lớn, chơi trò chơi và chạm vào.

Những điều cha mẹ nên làm:

  • Tại thời điểm này, một đứa trẻ cần sự chú ý hoàn toàn của cha mẹ để chúng có thể phát triển về thể chất, cảm xúc và giao tiếp xã hội. Cha mẹ nên nói chuyện với con càng nhiều càng tốt và nhận xét về hành động của chúng, để trẻ có thể cải thiện các kỹ năng bằng lời nói.
  • Trẻ em quan sát và sao chép hành vi của những người xung quanh cho nên bé có thể bắt chước cảm xúc nhanh chóng. Điều này là rất cần thiết vì con đã biết đưa ra các tín hiệu và cha mẹ cần phản hồi nhất quán với yêu cầu đó. Nhờ vậy, một đứa trẻ có thể xây dựng mối liên hệ giữa hành động của chúng và phản ứng của người khác.
  • Hãy nhớ rằng, trẻ em có thể dễ dàng cảm nhận được cảm xúc của cha mẹ và sao chép chúng. Vì vậy, tốt hơn hết là cha mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh, luôn có suy nghĩ tích cực và cảm xúc vui vẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và thúc đẩy sự kết nối yêu thương giữa bạn và bé.

3-5 tuổi: Khuyến khích sự tò mò của trẻ và cho phép trẻ tìm hiểu về bản thân.

Trẻ ở tuổi mẫu giáo rất hay tò mò và có xu hướng đặt ra hàng triệu câu hỏi tại sao về thế giới xung quanh. Ngoài ra, trẻ em khi mới bắt đầu học cách giao tiếp bằng lời nói thì thường sẽ có vấn đề về việc hiểu và cách tương tác với mọi người.

Lúc này bé khó có sự tập trung vào các sự kiện trong tương lai và hiếm khi nghĩ trước. Tức là trẻ sẽ gặp vấn đề mất tập trung khi làm một nhiệm vụ nào đó trong khoảng thời gian dài và lúng túng khi kết nối giữa các sự kiện khác nhau. Độ tuổi này bé có thể nhầm lẫn cảm xúc và không thực biết cách quản lý chúng.

Cha mẹ nên làm gì:

  • Tìm thời gian thích hợp để trả lời các câu hỏi của con mà bạn có thể giải thích và lắng nghe những gì chúng nói. Nếu bạn bị phân tâm, đứa trẻ sẽ để ý điều đó và đối với chúng bạn không thực sự quan tâm về khía cạnh tinh thần, cảm xúc của chúng.
  • Đừng kì vọng quá nhiều ở trẻ mà hãy tạo ra buổi trò chuyện có kèm các gợi ý để giúp chúng tìm hiểu thế giới. Ví dụ, khi bạn hỏi ý kiến con về một cái gì đó, hãy cho chúng một vài sự lựa chọn hạn chế để trẻ không cần phải tự mình đưa ra câu trả lời.
  • Dạy con bạn rằng sẽ rất tốt nếu bé biết cảm nhận và phân biệt được các loại cảm xúc khác nhau, trong đó tức giận hay buồn bã là những cảm xúc không tốt và dễ trở thành một người xấu. Nói chung, điều quan trọng là dạy con phân biệt và học cách quản lý cảm xúc.

6-8 tuổi: Đánh giá cao những dấu hiệu tự lập sớm và sẵn sàng trả lời những câu hỏi “người lớn” đầu tiên của con

Ở tuổi này, trẻ em đã bắt đầu đi học trên trường và lần đầu tiên trong đời chúng dành nhiều thời gian tương tác với bạn bè thay vì bố mẹ. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy độc lập hơn và khám phá về bản thân cũng như dần hình thành đặc điểm tính cách của riêng mỗi trẻ.

Nhưng dù sao đi nữa thì mối quan hệ trong gia đình vẫn luôn là điều quan trọng nhất đối với một đứa trẻ. Bạn có biết trẻ ở độ tuổi này rất nhạy cảm với những lời la mắng và dễ xấu hổ.

Cha mẹ nên làm gì:

  • Khuyến khích con bạn khám phá niềm đam mê của bản thân và thường xuyên cổ vũ hoặc khen những thành tích của con, thay vì chỉ trích chúng đã làm điều gì đó sai.
  • Công nhận sự độc lập của trẻ và không hành động như bạn thể bạn là người biết rõ. Hãy sẵn sàng cho một sự thỏa hiệp và luôn xin lỗi con nếu bạn sai.
  • Thảo luận về những ý tưởng hay khái niệm nào đó là rất quan trọng đối với con bạn. Hãy hỏi những câu hỏi mở và lắng nghe những gì trẻ nói với bạn.

(Còn tiếp)

Liên hệ

Văn phòng Việt Nam

  • Địa chỉ: SAV6-01.01, tầng 1, tháp 6, tòa nhà The Sun Avenue, số 28 đường Mai Chí Thọ, phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Tel: 84 28 66 89 8888
  • Hotline: 84 937 501 501

Văn phòng Thụy Điển

Vị trí