Tại sao vui chơi lại quan trọng (Phần 2)

Nếu bạn chưa đọc Phần 1, bạn vui lòng click vào link

Trẻ biết đi

Dưới đây là một số ý tưởng vui chơi dành trẻ mới biết đi mà bạn có thể tham khảo:

  • Hãy tìm những vật dụng to và nhẹ như thùng các tông, xô để khuyến khích các bé chạy xung quanh, xây tòa tháp hoặc đẩy kéo vật dụng.
  • Cho bé một cục phấn nhỏ để vẽ xung quanh sân, hoặc bật chút âm nhạc để khuyến khích bé nhún nhảy, dậm chân.
  • Để an toàn bạn hãy cho bé leo trèo trên một cái gối to, đây là cách giúp bé tập giữ thăng bằng, xoay người, lắc lư hoặc lăn.
  • Trò chơi mặc quần áo cùng với khăn quàng cổ, mũ, v.v… rất tốt cho trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
  • Hãy tìm cho bé không gian để vận động như đường hầm, ngóc ngách nào đó nhằm khuyến khích các hoạt động thể chất như bò và khám phá.

Bạn hãy thử bật một số bài nhạc yêu thích của mình trong khi bé tập chơi, điều này giúp bé thử nghiệm nhiều âm thanh và nhịp điệu khác nhau. Bạn cũng có thể hát, nhảy và vỗ tay theo nhạc cùng con.

Trẻ học mẫu giáo

Dưới đây là một số ý tưởng trò chơi dành cho trẻ học mẫu giáo:

  • Hãy dùng hộp đựng sữa cũ, chậu cây rỗng, xô nhựa, nồi chảo và quần áo cũ..đây là những thứ tuy đơn giản nhưng lại rất tuyệt vời để bé tự do vui chơi và tưởng tượng.
  • Trò chơi ghép hình hoặc tìm hình giống nhau sẽ giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung cho con bạn.
  • Nặn hình cùng đất sét sẽ giúp các bé phát triển kĩ năng vận động tinh.
  • Bạn hãy để các bé tự tạo âm thanh, âm nhạc yêu thích bằng nồi hoặc chảo giống như một buổi hòa nhạc vậy.
  • Tập cho bé chơi cùng bóng bằng cách đá, ném hoặc lăn.

Trẻ em ở độ tuổi đi học

Con bạn ở tuổi đi học có thể vui chơi với các đồ vật và hoạt động sau:

  • Đồ nội thất cũ, vải lanh, giỏ, lều và thùng giấy là những thứ tuyệt vời để các bé thỏa sức xây một ngôi nhà nhỏ của riêng mình.
  • Các khóa học vượt chướng ngại vật ngay tại nhà có thể giúp con bạn biết di chuyển theo các hướng và tốc độ với những cách khác nhau.
  • Các trò chơi liên quan đến chơi chữ sẽ giúp phát triển kỹ năng đọc viết của trẻ.
  • Hướng dẫn con chuẩn bị và nấu những món ăn đơn giản sẽ rất tốt cho con có những kỹ năng hàng ngày trong cuộc sống.
  • Tăng trí tưởng tượng của con bạn bằng cách khuyến khích bé đóng vai và biến mình thành một nhân vật siêu anh hùng hoặc trong một câu chuyện yêu thích.

Nếu con bạn có hứng thú, vào độ tuổi đi học này bạn có thể nghĩ về việc đưa một số hoạt động thể thao hoặc các hoạt động khác về nghệ thuật và thủ công sau giờ học hoặc kỳ nghỉ.

Nếu con bạn không muốn vui chơi

Có thể đôi khi con bạn không muốn vui chơi ví dụ bé của bạn thấy mệt mỏi hoặc buồn chán khi chơi quá lâu một hoạt động nào đó. Điều này là bình thường và cũng không có gì phải lo lắng.

Nhưng đôi khi trẻ không muốn chơi – hoặc thiếu hứng thú với các trò chơi – có thể đây là dấu hiệu của rối loạn phát triển.

Bạn hãy cân nhắc nói về vấn đề này với chuyên gia y tế hoặc giáo viên của bé nếu:

  • Em bé của bạn hầu như không thích chơi các trò tương tác như ú òa
  • Con bạn đã tới tuổi biết đi nhưng chỉ có hứng thú với một đồ chơi duy nhất, hoặc không chơi theo cách khác – ví dụ, chỉ quan tâm đến việc quay bánh xe ô tô đồ chơi thay vì lái nó quanh phòng như những đứa trẻ khác bằng tuổi, hoặc bé học mẫu giáo không thích chơi với những đứa trẻ khác hoặc không thích chơi những trò nhập vai như thường thấy.

Liên hệ

Văn phòng Việt Nam

  • Địa chỉ: SAV6-01.01, tầng 1, tháp 6, tòa nhà The Sun Avenue, số 28 đường Mai Chí Thọ, phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Tel: 84 28 66 89 8888
  • Hotline: 84 937 501 501

Văn phòng Thụy Điển

Vị trí